Giải mật "thủ phạm" chi phối toàn bộ thảm họa toàn cầu trên Trái Đất

Thông qua việc nghiên cứu sóng Rossby, các nhà khoa học có thể dự đoán chính xác hơn hoạt động của thời tiết trong tương lai.

Giải mật "thủ phạm" chi phối toàn bộ thảm họa toàn cầu trên Trái Đất

 

Ảnh cắt từ Youtube/Joshua Mowels.

 

 

Khi nhắc tới biến đổi khí hậu, chúng ta thường nghĩ tới hiện tượng ấm lên của Trái Đất, băng tan ở 2 cực hay tác động của ENSO (El Niño, La Nina) tới sự hình thành và phát triển của các cơn bão, hạn hán, vòi rồng, sự dâng lên của nước biển...

Thế nhưng, đi sâu hơn tất cả, các "thảm họa toàn cầu" trên đều bị chi phối bởi một loại sóng có tên là sóng hành tinh hay sóng Rossby.

Có thể nói đây là loại sóng vĩ mô chi phối các hiện tượng khí hậu trên toàn thế giới, tác động tới toàn bộ sự sống trên Trái Đất.

Giải mật thủ phạm chi phối toàn bộ thảm họa toàn cầu trên Trái Đất - Ảnh 1.

Sóng Rossby đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Ảnh NOAA.

Sóng Rossby - Sóng hành tinh giúp điều hòa khí hậu Trái Đất

Sóng Rossby là sóng tự nhiên được sinh ra khi chất lưu động (như không khí, nước) di chuyển theo vòng xoáy do sự quay của hành tinh. Vì thế loại sóng này không chỉ có ở trên Trái Đất mà còn có thể ở cả Mặt Trời.

Khi Trái Đất quay sẽ tạo ra các xoáy thuận hành tinh (có trục trùng với trục ảo của Trái Đất, tâm ở 2 cực) và sinh ra các sóng Rossby.

Trên Trái Đất, loại sóng này tồn tại ở cả bầu khí quyển và đại dương, do sự dịch chuyển của không khí hay các dòng hải lưu đều có tác động tới khí hậu nên loại sóng này đóng vai trò rất quan trọng đối với sự biến đổi khí hậu.

Trong đại dương, loại sóng này có rất nhiều hình dạng và kích cỡ và di chuyển rất phức tạp, chúng có thể tác động tới ENSO và thủy triều, sự dâng lên của nước biển.

Hiện tượng El Niño vốn có quan hệ mật thiết với dao động Nam (SO) mà thực chất SO là một dạng sóng Rossby (dao động dưới dạng sóng dài) tồn tại trong khí quyển của khu vực Nam Thái Bình Dương.

Còn sóng Rossby trong khí quyển đóng vai trò mang nguồn nhiệt từ các vùng nhiệt đới về hai cực và ngược lại, mang không khí lạnh từ 2 cực về vùng xích đạo, giúp cân bằng nhiệt cho toàn bộ hành tinh.

Do sóng hành tinh có vai trò tiên quyết trong việc điều hòa khí hậu nên đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã bắt đầu chú ý quan tâm nghiên cứu và với những đột phá của vật lý khí quyển đã dẫn tới sự hình thành của dự báo thời tiết bằng phương pháp số hiện đại.

Mà thực chất là nghiên cứu các phương trình động lực học chất lỏng, xoáy thuận mà trong đó Carl-Gustaf Rossby chính là người được vinh dự đặt tên cho loại sóng hành tinh vì là người đầu tiên lý giải được các chuyển động động lực học của khí quyển.

Thông qua việc nghiên cứu phương trình sóng Rossby, các nhà khí tượng học đã có một phương pháp dự báo chính xác và thành công. Bên cạnh đó, bằng vệ tinh các nhà nghiên cứu còn có thể dự báo thời tiết trên Trái Đất bằng việc nghiên cứu sóng Rossby trên... Mặt Trời.

Vì thời tiết không gian có tác động không nhỏ tới chúng ta, dự báo chính xác thời tiết không gian qua sóng Rossby cũng giúp chúng ta có thể đối phó với sự thất thường của khí hậu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa sóng Rossby và các hiện tượng thời tiết cực đoan

Giải mật thủ phạm chi phối toàn bộ thảm họa toàn cầu trên Trái Đất - Ảnh 2.

Hình ảnh siêu bão Irma đổ bộ các nước vùng bắc Caribe. Ảnh: NOAA.

Các nhà khoa học tới từ Viện Khí hậu PIK (Potsdam Institute for Climate Impact Research)(Đức) và Viện Potsdam (Đức) về Nghiên cứu Tác động Khí hậu đã cố gắng đi tìm kiếm nguyên nhân sâu xa của nhiều hiện tượng nóng thất thường cũng như hiện tượng thời tiếtcực đoan khác.

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Posdam, nhà khí hậu học Dim Coumou cho biết họ đã nhận thấy mối liên hệ cơ học giữa các hiện tượng khí hậu này với sóng Rossby.

Đồng tác giả nghiên cứu Stefan Rahmstorf cho biết thêm khi các sóng này bị giữ lại ở gần xích đạo sẽ khiến chúng bị khuếch đại và mạnh hơn, kết quả là nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tác động tới con người và hệ sinh thái.

Không chỉ ở vùng xích đạo, nghiên cứu còn chỉ ra sự tác động của sóng Rossby tới hiện tượng băng tan ở hai cực.

Michael Mann từ Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ) cho hay:

"Hạn hán năm 2016 ở Califorina, sóng nhiệt năm 2011 ở Mỹ hay lũ lụt ở Pakistan năm 2010, cái nóng kéo dài ở châu Âu năm 2003 là một chuỗi các hiện tượng đáng phải lo sợ".

"Trong dữ liệu từ mô hình máy tính quan sát được, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi uốn khúc rất kỳ lạ của các dòng khí gây ra các hiện tượng trên".

Nguồn: Soha.vn

 

Đối tác