ĐỆM LÓT SINH HỌC-GIẢI PHÁP TRONG CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

Tại một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc Việt Nam, nơi có những ngọn đồi trùng trùng điệp điệp, cô Tuyết – cựu chủ tịch Hội phụ nữ huyện Võ Nghai, tỉnh Thái Nguyên đã chứng kiến rất nhiều thay đổi trong 65 năm qua. Duy chỉ có làng cô là vẫn chủ yếu tập trung vào nông nghiệp.

 

Hầu hết người dẫn ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đều chỉ làm nông như nuôi lợn, gà, gia xúc, chăm sóc ruộng vườn trồng ngô, lúa…Nhưng năm ngoái dịch Tả lợn Châu Phi đã quét qua cả 63 tỉnh thành của Việt Nam. Hơn 23% tổng số lợn trên toàn quốc đã chết. Thịt lợn chiếm ¾ tổng lượng tiêu thụ thịt và chiếm gần 10% trong ngành nông nghiệp – đây là một vấn đề rất lớn. Tại làng của cô Tuyết -360 gia đình phụ thuộc vào chăn nuôi lợn, cảm nhận được sâu sắc mỗi khi dịch bệnh càn quét qua. Không thể dự đoán được hậu quả của dịch bệnh khi nó đi qua. Mặc dù ổ dịch này không phải là một loại bệnh zoonotic (lây truyền từ động vật sang người) giống như Covid – 19.

ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam lợn được nuôi trong nền gạch hoặc bê tông và nằm trong khuôn viên nhà ở. Quy mô mỗi hộ thường khác nhau nhưng thường thì là 30 con lợn/ chuồng. Sàn chuồng bằng bê tông thường gây ra hỏng móng lợn. Sàn kín thì khi con vật thải chất thải ra sẽ không thể tự thoát đi được, trước khi được dọn đi chúng sẽ phải nằm trên đống thải đó. Điều này rất rễ gây ra bệnh tật, rồi sẽ phải dùng đến thuốc kháng sinh. Thường thì các hộ sẽ chui vào chuồng dọn từ 1 đến 2 lần hoặc dẫn chất thải đến hầm biogas. Ngay cả như vậy cũng không thể tránh khỏi mùi hôi thối. Nước thải rửa trôi có thể bị chảy ra đường hoặc trực tiếp đổ ra kênh mương, sông. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra hiện tượng phú dưỡng làm hệ sinh thái trên sông, kênh, mương.

Cô Tuyết dù đã nghỉ hưu nhưng cô vẫn rất tâm huyết với cộng đồng. Năm 2019 cô đã tham gia hội thảo đào tạo tại Vường quốc gia Ba Vì, Hà Nội về hoạt động canh tác bền vững. Cô Tuyết và hơn 20 chuyên gia đầu ngành đã thảo luận về nền chuồng lợn bê tông gây ra, cách tiếp cận kỹ thuật dựa trên khoa học và truyền thông xã hội có thể mở đường cho các lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường. Khóa đào tạo này là một phần trong chuỗi chiến dịch bảo tồn (C4C) mà Rare-một tổ chức phi chính phủ về môi trường dưới sự hỗ trợ của Sáng kiến khí hậu Đức, giúp các đối tác giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường trong cộng đồng của họ. Rare đã tiến hành đào tạo hợp tác cùng với Trung tân Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS).

Sau hội thảo, cô Tuyết và một nhóm gồm hơn 20 kỹ thuật viên cũng đã tham dự chương trình đào tạo C4C quyết định thực hiện một chiến dịch thay đổi tác nhân gây hại này. Cô đã nộp đơn và giành được một khoản viện trợ để vận động và tập huấn cho nông dân về cách quản lý chăn nuôi tốt hơn bằng cách sử dụng đệm lót sinh học.

Thay vì nền bê tông, những con lợn sẽ được nuôi trên nền dày ba lớp bằng vật liệu thấm có nguồn gốc địa phương như vỏ cây keo hoặc bạch đàn, lá tre và bột mùn cưa, vỏ gạo và lá khô. Đệm lót sẽ được phun vi sinh vật có lợi được sản xuất tại trang trại từ nước ấm, rỉ mật đường, vi khuẩn Lactobacillus (1 loại vi khuẩn có trong sữa). Lớp đệm lót sẽ trở nên sống động nhờ hệ vi khuẩn có lợi sẽ phân hủy phân và nước tiểu của gia súc. Lớp đệm này có thể tồn tại trong vài tháng và rất rễ làm.

Lợn khỏe mạnh hơn làm giảm nguy cơ mắc bệnh từ động vật sang người đồng nghĩa với việc nông dân không phải chi nhiều tiền cho thuốc kháng sinh. Một khi chất thải được chôn trong đệm lót, mùi hôi thông thường sẽ biến mất. Nông dân không cần phải phun rửa chuồng lợn, loại bỏ tác nhân gây ô nhiểm nguồn nước.

Trở lại tỉnh Thái Nguyên, cô Tuyết đã áp dụng ngay công nghệ dưới sự hỗ trợ của CCS. Cô đã tìm đến hiệp hội nông dân, ủy ban nhân dân và các hộ gia đình để thiết lập các mô hình chứng minh công dụng của đệm lót sinh học, giúp cho các thành viên trong cộng đồng mục sở thị kỹ thuật đáng chú ý này.

Cô đã kêu gọi Hội Nông dân cải thiện việc kiểm tra và giám sát trang trại, đồng thời cung cấp thông tin tốt hơn về cách nông dân có thể duy trì các biện pháp vệ sinh tốt hơn và giáo dục họ về phòng chống dịch bệnh. Cô quyết định tập trung hoàn toàn công việc vào cộng đồng của mình cho việc thúc đẩy việc cải tạo các địa điểm trình diễn và tổ chức hội thảo tại địa phương. Cô phối hợp với các đài truyền hình địa phương để chia sẻ thông tin về sức khỏe và quản lý chăn nuôi rộng rãi hơn.

 

Sau đó đã có rất nhiều thay đổi, cô nói rằng chính quyền và hộ nông dân nhận thức rõ hơn về các kỹ thuật và lợi ích của đệm lót sinh học và rất nhiều câu chuyện xung quanh những lợi ích của đệm lót sinh học mà nông dân thường rỉ tai nhau.

 

Đối tác