Giới thiệu về than sinh học - ứng dụng cải tạo đất trong dự án Eco-fair
Dự án “Xúc tiến cung cầu cho các sản phẩm chế biên nông sản đạt chứng nhận sinh thái- công bằng thương mại tại Việt Nam (Eco-Fair)” được thực hiện với mục tiêu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) để triển khai các thực hành sản xuất bền vững và đổi mới sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chế biến nông sản. Doanh nghiệp tham gia dự án sẽ hỗ trợ thông qua các cuộc tư vấn về các biện pháp canh tác hữu cơ không rác thải; đổi mới công nghệ sấy, gia nhiệt trong quá trình chế biến sản phẩm; đổi mới sản phẩm theo hướng sản xuất sạch hơn và bền vững hơn.
Một trong những ứng dụng hiệu quả trong số các biện pháp canh tác hữu cơ không chất thải là xử lý đất bằng than sinh học (Bio-char) được tạo ra từ từ Công nghệ khí hóa sinh khối liên tục (VCBG). Đây là loại than sinh học chất loại cao được Trung tâm Nghiên Cứu, Tư Vấn Sáng Tạo và Phát Triển Bền Vững (CCS) nghiên cứu và phát triển.
Các dạng than sinh học từ quá trình đốt dăm gỗ keo và vỏ cà phê từ thiết bị khí hóa sinh khối của CCS. |
Than sinh học được sản xuất từ bất kỳ vật liệu thực vật nào (ví dụ: cành cây, vỏ trấu, rơm...) có hàm lượng carbon cao, được tạo ra từ quá trình nhiệt phân sinh khối, tại nhiệt độ từ 450 đến 8000C trong điều kiện thiếu oxy. Than sinh học từ có hiệu quả cao trong việc giữ nước, hấp phụ kim loại nặng, thuốc trừ cỏ…, đồng thời khả năng cố định cacbon vào đất sẽ góp phần giảm khí nhà kính. Trong canh tác nông nghiệp, than sinh học được sản xuất từ lò khí hóa sinh khối sẽ được ủ cùng phân chuồng, phân hữu cơ khác hoặc cũng có thể ủ cùng phân vô cơ để làm phân bón cho cây trồng. Một lượng lớn than sinh học tạo ra từ quá trình đốt bằng CVBG sẽ được tận dụng để cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững.
Hòa Nguyễn.